Chia sẻ về Kiến thức về coin là gì mới nhất hiện nay

0
162
Chia sẻ về Kiến thức về coin là gì mới nhất hiện nay
Chia sẻ về Kiến thức về coin là gì mới nhất hiện nay

Khi tham gia vào thị trường Cryptocurrency thì chắc hẳn bạn từng bắt gặp thuật ngữ Coin & Token. Thực tế, khi nhìn thấy những thuật ngữ đó chúng ta chỉ nhìn lướt qua và chuyển sang những thông tin phức tạp hơn. Nhưng chúng ta có thực sự hiểu hết 2 thuật ngữ này có nghĩa là gì không? Nhiều người xem như 2 từ này có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, đây là 2 khái niệm khác nhau. Tại sao Coin và Token lại gây nhầm lẫn khó hiểu và sự khác biệt quan trọng giữa chúng là gì ? Hãy cùng chúng tôi phân biệt Coin và Token là gì nhé.

1. Khái niệm Token và Coin

Hiện tại trên thị trường có khoảng hơn 7.000 đồng tiền điện tử, thì trong đó có cả Coin và Token. Trước khi trả lời được câu hỏi sự khác nhau giữa Coin và Token ra sao, thì bạn cần nắm được các khái niệm cơ bản về từng loại.

Coin là gì?

Đối với tiền điện tử, định nghĩa về Coin là một loại tiền điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng của Blockchain riêng biệt với mã nguồn mở, hoạt động độc lập với nhau, dữ liệu được lưu trữ chung, bất kì ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới của nó.

Coin được ra đời để có thể giải quyết được các vấn đề về thanh toán, tài chính hay bảo mật cũng như là phát triển ứng dụng

Phân loại Coin

Coin có 2 loại và Bitcoin và Altcoin, Altcoin là tất cả những đồng Coin ngoài Bitcoin.

Hiện nay trên thị trường có 1 số loại Coin tiêu biểu đó là: Bitcoin, Ethereum, Cardano, Neo, Stellar…

Token là gì?

Token cũng là tiền điện tử, đồng tiền này được mã hóa và phát hành từ các dự án ICO (Initial Coin Offering – phát hành coin ra công chúng lần đầu). Token được phát triển dựa trên một nền tảng Blockchain của Coin nào đó, do đó, nó sử dụng giao thức được xác định trước, không có quyền lên tiếng trong quá trình phát triển mạng. Như chúng ta thường thấy hầu hết các Token được xây dựng trên nền tảng Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. Ngoài ra, một số Token còn sử dụng nền tảng của WAVES, NEO, ICON và cả Bitcoin.

Token được sử dụng như một phương thức thanh toán bên trong dự án đó, thực hiện các chức năng tương tự như Coin. Token chính là đại diện cho phần vốn của công ty, chúng ta thường hay nhầm lẫn với Coin, nhưng khác biệt chính là Token cho phép những người nắm giữ các Token này có thể gia nhập vào mạng lưới hệ thống và truy cập vào chức năng của dự án. Chính vì tính năng này mà chúng đang ngày một thu hút người tham gia và quan tâm lựa chọn đầu tư. Các Token giống nhau thì được sử dụng nhất trong một dự án nhất định.

Một số đồng Token sẽ có hướng phát triển nền tảng Blockchain riêng (Coin nền tảng), tức là trở thành nền tảng phát triển cho các đồng Token khác, chứ không phải coin nào cũng có thể là nền tảng phát triển cho Token đâu nhé. 1 số trường hợp có thể gọi Token là “bản phác thảo” của Coin, khi ở giai đoạn sơ khai (ICO) nó là Token, sau một thời gian đội ngũ phát triển xây dựng được Blockchain riêng nó sẽ thành Coin, quá trình phát triển từ Token thành Coin thường mất 6 tháng – 1 năm, mỗi Token sẽ có một lộ trình khác nhau, và có những Token mãi mãi chỉ là Token.

Một số Token lớn trên thị trường hiện tại như: Tether, Binance Coin, OmiseGO, 0x, Zilliqa,..

Phân loại Token

Về mặt tính năng, Token được phân ra làm 2 loại chính:

Security Tokens hay còn gọi là Token chứng khoán: Là một dạng cổ phiếu điện tử ICO phát hành dưới dạng token. Bạn sẽ được hưởng cổ tức dựa trên số cổ phần bạn sở hữu của dự án đó. Security Tokens còn cho phép bạn có quyền bầu chọn hoặc tham gia quyết định một số công việc của dự án.

Utility Tokens: Là Token tiện ích, chúng không được tạo ra để đầu tư trực tiếp như Security Tokens nhưng có thể được sử dụng để thực hiện 1 mục tiêu hay tính năng cụ thể cho từng dự án như thanh toán, giảm giá, bình chọn nhằm phục vụ một dự án nào đó trên thị trường. VD: Token được phát triển cho dự án sentayho.com.vn, được sử dụng để thanh toán và bình chọn. BNB Token của Binance có tính năng giảm giá phí giao dịch…

Ngoài ra cũng có 1 vài loại Token khác:

Platform Tokens: Đây là dạng token sử dụng cơ sở hạ tầng Blockchain để cung cấp các ứng dụng phi tập trung (hay còn gọi là dApps) cho các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Tether (USDT) được phân loại là stablecoin. Đơn giản vì nó được neo cùng với đồng tiền Đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Nhưng nó cũng có thể được phân loại là Platform Token vì nó được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum được sử dụng rộng rãi. Do việc tận dụng cơ sở hạ tầng

blockchain của bên khác nên nó được hưởng lợi từ các chuỗi khối mà chúng xây dựng như việc có được bảo mật nâng cao và khả năng hỗ trợ hoạt động giao dịch.

Transactional Tokens: Được sử dụng để giao dịch. Nói cách khác chúng đóng vai trò như một dạng đồng tiền đơn vị và được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Các Token dạng này thường hoạt động giống như các loại. Ví dụ với các loại tiền điện tử phi tập trung, chẳng hạn như BTC, USDT và DAI, người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần trung gian truyền thống hoặc Chính phủ. Ngoài chức năng như một loại tiền tệ, Dai cung cấp hiệu suất giao dịch cho các mạng khác. Lấy ví dụ POA Network đã tạo ra xDai, một transactional token giống Dai sống trên một sidechain, cho phép thực hiện các giao dịch nhanh chóng, không tốn kém.

Governance Tokens: Khi các giao thức phi tập trung liên tục phát triển, nhu cầu tinh chỉnh các quy trình ra quyết định xung quanh chúng là rất quan trọng. Quản trị theo chuỗi cho phép tất cả các bên liên quan cộng tác, tranh luận và bỏ phiếu về cách quản lý hệ thống. Các Governance Tokens cung cấp năng lượng cho các hệ thống bỏ phiếu dựa trên blockchain. Vì chúng thường được sử dụng để báo hiệu sự ủng hộ cho các thay đổi được đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất mới. Giả dụ trong Giao thức Maker, mã thông báo quản trị là MKR.

Equity Tokens: Mã thông báo vốn chủ sở hữu : Nếu mã thông báo đại diện cho một số cổ phiếu hoặc vốn chủ sở hữu trong công ty phát hành nó, thì đó là mã thông báo vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, rất ít công ty đã thử ICO như vậy bởi vì không có nhiều hướng dẫn quy định về những gì hợp pháp và những gì không.

Payment Tokens: Mã thông báo thanh toán : Không có mục đích nào khác ngoài thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.

Như vậy mỗi loại Token sẽ có các đặc điểm và tính năng khác biệt đòi hỏi người sở hữu cần tìm hiểu chi tiết để có thể quyết định sở hữu.

Tạo ra Token dễ dàng hơn so với Coin, vì bạn không phải tạo ra các mã mới hay sửa đổi mã hiện tại, bạn chỉ cần sử dụng mẫu tiêu chuẩn từ các nền tảng như ETH, dựa trên Blockchain và cho phép bất kì ai tạo ra Token mới chỉ trong vài bước. Việc sử dụng chung một nền tảng để tạo ra các Token mang lại khả năng tương tác mượt mà, nhờ đó mà người dùng có thể lưu trữ tất cả các loại Token khác nhau trong chung 1 ví. ETH là nền tảng đầu tiên đơn giản hóa quá trình tạo ra các Token.

2. Sự khác biệt giữa Coin và Token

COIN TOKEN Định nghĩa Coin là đồng tiền ảo được xây dựng dựa trên nền tảng của Blockchain riêng biệt, có thể hoạt động một cách riêng lẻ. Token là đồng tiền đại diện cho một loại tài sản hay một Utility (ứng dụng) phải dựa trên nền tảng của một loại tiền ảo khác để hoạt động.

Ví dụ nền tảng Ethereum, NEO, NXT có thể dùng để xây dựng các loại Token.

Thuật toán Coin có nền tảng riêng dựa trên Blockchain của chính nó. Coin có cơ sở hạ tầng riêng để duy trì giao dịch.

Ví dụ BTC chạy trên Bitcoin hay ETH chạy trên Ethereum…

Token không có nền tảng của riêng mình mà phải hoạt động phụ thuộc nền tảng của một loại đồng tiền điện tử khác và được sử dụng cho các mục đích chức năng riêng, tạo điều kiện sáng tạo ra các DApps.

Ethereum là nền tảng đầu tiên đơn giản hóa quá trình tạo ra token do đó phần lớn các token chạy trên Ethereum gọi là token ERC-20. Ngoài ERC-20 thì còn có ERC-223, ERC-721…nhưng ERC-20 vẫn là phổ biến nhất.

Tính năng Coin được tạo ra với mục đích sử dụng như một loại tiền tệ: giao dịch, thanh toán, chuyển, nhận..vv.., một đơn vị lưu trữ giá trị.

Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng, hợp đồng thông minh, xác thực giao dịch hoặc được sử dụng để đặt cược.

Chẳng hạn, Bitcoin là một loại coin chỉ nắm giữ tiện ích là “tiền”. Một coin khác có tiện ích giống tiền là Ether, cũng được sử dụng để cung cấp cho các hợp đồng thông minh của mạng Ethereum.

Token thì mục đích sử dụng đa dạng hơn phụ thuộc vào tùy người phát hành: có những tiện ích dành cho người giao dịch như Token để giảm phí giao dịch, Token vốn chủ sở hữu, Token chứng khoán, Token thanh toán.

Nhiều Token được tạo ra nhằm sử dụng trong các ứng dụng phi tập trung (DApps) và mạng lưới của chúng, hay là đơn vị trao đổi trong một ứng dụng (CMT)…

Ví và phí giao dịch Đối với Coin thì bất kỳ đồng nào cũng cần có nền tảng ví Wallet riêng và khi được giao dịch thì sẽ trừ phí trực tiếp và Coin đó. Token không có ví lưu trữ, mà dùng chung ví với Coin nền tảng. Do đó, tất cả phí giao dịch phải được trả theo quy định của nền tảng gốc đó.

Trên nền tảng Ethereum, mọi hoạt động đều yêu cầu một khoản phí được trả bằng Ether, được gọi là gas.

Về bảo mật Coin có thể dễ mắc phải cuộc tấn công 51% nếu mạng của nó không được phát triển đủ lớn.

Cuộc tấn công 51% là một cuộc tấn công vào Blockchain bởi một người khai thác (hoặc nhóm người khai thác), người mà sở hữu hơn 50% hashrate khai thác của mạng hoặc sức mạnh tính toán.

Một cuộc tấn công 51% còn được gọi là tấn công đa số.

Token thì khác, vì nó được xây dựng trên một hợp đồng thông minh Blockchain của 1 coin nào đó nên khó trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công 51%.

Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng phần nào đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích để phân biệt được sự khác nhau giữa Coin và Token. Việc tìm hiểu kỹ càng về các đồng tiền điện tử là việc rất cần thiết nếu bạn có ý định đầu tư nghiêm túc vào thị trường đầy tiềm năng này.